Phân biệt sâm cau thật giả

PHÂN BIỆT SÂM CAU THẬT GIẢ 

Sâm cau thật
Cũng bởi tác dụng dược lý quý hiếm tuyệt vời của Sâm cau nên nhiều người dân thường đi tìm mua Sâm Cau về để ngâm rượu. Nhưng có một thực tế nhiều người dân lại thường không tìm hiểu kỹ hoặc tìm hiểu lướt qua nên phát sinh nhiều trường hợp giới thiệu Sâm Cau không phải loại chuẩn hoặc chính những người bán cũng có sự nhầm lẫn giữa SÂM CAU và 1 số loại cây khác có đặc điểm gần giống. Hoặc 1 số người bán có tính trục lợi muốn bán được thành phẩm của mình nên có thể dùng Rễ khô để khó phân biệt hoặc giới thiệu loại bán không phải là Sâm cau là loại Sâm Cau Đỏ,hay tên 1 số loại Sâm cau tương tự. Do vậy sẽ là cần thiết để có thể mua đúng loại Sâm Cau nhằm tránh mua phải hàng không phải Sâm cau và hàng kém chất lượng.

Đối với sâm cau thật

• Lá sâm cau có hình dạng giống lá cau, có cuống hoa ngắn và hoa màu vàng.
• Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vo màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
• Sâm cau thật DẠNG tươi thường củ đen.
• Sâm cau đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn, củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
• Sâm MÙI HĂNG.

Củ sâm cau thật Sâm cau tươi thật Sâm cau tươi thật

Đặc điểm cây bồng bồng( 1 cây dễ bị nhầm thành sâm cau)- Không phải SÂM CAU:
Cây BỒNG BỒNG (danh pháp khoa học là: Lygodium thuộc họ Lygodiaceae) hay còn tên khác là HUYẾT GIÁC NAM là loại cây dễ bị nhầm với SÂM CAU nhất,và được nhiều người giới thiệu với tên gọi như Sâm cau “đỏ”, Sâm cau “nếp”,…

Cây bồng bồng

Củ bồng bồng
Loài cây này mọc hoang ở nhiều nơi, cũng có những gia đình trồng làm cảnh. Tuy nhiên cả hai loài này đều chưa thấy nói đến tác dụng bổ dương trong YHCT. Trong YHCT thì Bồng bồng được sử dụng để nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới, lậu (lá) và lỵ ra máu (rễ, hoa),…Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý chứng minh rằng Bồng bồng có độc tính.
Một số đặc điểm của cây Bồng Bồng như:
• Có cụm như cụm củ sắn
• Vỏ ngoài trơn màu đỏ hoặc trắng đỏ
• Vỏ cậy ra bên trong trắng như củ sắn
• Bẻ đôi ra mùi thơm

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RỄ SÂM CAU

Khi thu hái Thân rễ, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo 1-2 tiếng để khử bới độc, rồi phơi khô sau đó mới nên cho vào ngâm rượu hoặc sử dụng làm các bài thuốc để trị các bệnh.Và khi dùng làm thuốc cần chế biến kỹ để tránh dẫn tới ngứa và khó uống

Ngày viết:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *