Sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ

Có khoảng 1/5 trẻ đến khám với triệu chứng sốt cấp tính, không có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc nhưng không tìm ra nguyên nhân mặc dù đã được hỏi kỹ bệnh sử và được thăm khám đầy đủ. Dù cho những khuyến cáo có thể thay đổi nhưng các bác sĩ cũng nên cẩn thận khi tiếp cận bởi vì có thể tiềm ẩn hậu quả khó lường của nhiễm trùng nặng không được điều trị do không chẩn đoán ra.

Sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu thực hiện vào các thập kỉ 1980 và 1990 cho thấy 7% – 13% trẻ dưới 36 tháng tuổi sốt không rõ ổ nhiễm có du khuẩn huyết ẩn và nhiễm trùng nặng. Các nhiễm trùng này bao gồm viêm đường tiêu hoá do vi trùng, viêm tế bào, viêm màng não, viêm xương tuỷ, viêm phổi, viêm khớp nhiễm trùng và nhiễm trùng tiểu.

Sốt không rõ nguyên nhân
Sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ

Kể từ khi vắc-xin Haemophilus influenzae típ b và Streptococcus pneumoniae được đưa vào sử dụng, số lượng các ca du khuẩn huyết ẩn và nhiễm trùng nặng ở trẻ sốt đã giảm đáng kể, với tỉ lệ du khuẩn huyết ẩn từ 1,6% đến 1,8%. Tương tự, số liệu dịch tễ học cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm S. pneumoniae cũng giảm kể từ khi vắc-xin cho vi trùng này được đưa vào sử dụng.

Sốt là dấu hiệu lâm sàng điển hình được định nghĩa khi nhiệt độ ở hậu môn cao hơn 38°C. Vài nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ở nách và màng nhĩ không đáng tin ở trẻ nhỏ.

Khuyến cáo cụ thể như sau:

• Trẻ dưới 29 ngày tuổi, hay trẻ có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, bất kể lứa tuổi nào nên tiến hành làm toàn bộ bilan nhiễm trùng, nhập viện theo dõi, cho kháng sinh đường chích sau khi làm xét nghiệm cho đến khi tìm được nguyên nhân và điều trị (mức độ chứng cứ A).

Các xét nghiệm cần làm bao gồm số lượng và thành phần bạch cầu; cấy máu; chọc dò dịch não tuỷ xét nghiệm số lượng tế bào, glucose, protein và cấy; phân tích nước tiểu và cấy.

• Xét nghiệm cận lâm sàng cho nhiễm virus Herpes simplex nên được làm ở những trẻ sơ sinh có các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là bà mẹ bị nhiễm trùng tại thời điểm sanh, cũng như dùng điện cực da đầu ở thai, sinh ngã âm đạo, tăng bạch cầu dịch não tủy, và những sang thương ở da, mắt hoặc miệng. Tuy nhiên, thưc tế nguyên nhân này ít nghĩ nên nếu trẻ không cải thiện khi sử dụng kháng sinh thì mới nghĩ đến nguyên do này.

• Đối với trẻ nguy cơ thấp tư 29 đến 90 ngày tuổi, không biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, tiền sử không gì đặc biệt và được người đáng tin cậy chăm sóc, có 2 cách xử trí:

Cách 1: Làm xét nghiệm: công thức máu, phân tích dịch não tủy, tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu. Nếu số lượng bạch cầu < 15.000 tế bào/mm3 với neutrophil tuyệt đối < 10.000 tế bào/mm3 và kết quả dịch não tủy và tổng phân tích nước tiểu là bình thường, có thể cho ceftriaxone 50mg/kg tiêm bắp và hẹn tái khám sau 24 giờ để hỏi lại bệnh sử, khám và đánh giá kết quả (mức độ chứng cứ B).

Cách 2: Làm công thức máu và phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu và không cần cấy máu, làm dịch não tủy hoặc cho kháng sinh, với điều kiện trẻ phải được quan sát kĩ và tái khám trong vòng 24 giờ. Nếu kết quả trả lời là dương tính thì điều trị đặc hiệu là điều cần thiết.

• Đối với trẻ tươi tỉnh, từ 3 đến 36 tháng, sốt dưới 39oC không rõ ổ nhiễm thì không cần  làm xét nghiệm hay cho kháng sinh gì mà chỉ cần theo dõi là đủ, nhưng phải khám lại nếu triệu chứng xấu đi hoặc tiếp tục sốt sau 48 giờ.

• Trẻ tươi tỉnh, 3 đến 36 tháng sốt >= 39 0 C không nguyên nhân rõ ràng có thể chỉ cần theo dõi sát (mức độ chứng cứ B). Nếu trẻ đã được chủng ngừa đầy đủ thì có thể làm xét nghiệm tầm soát và cho về nhà theo dõi kỹ.

Theo Medscape 28/6/2007.

Nguồn: Am Fam Physician. 2007;75:1805-1811, hosrem

Ngày viết:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *