Với bộ máy ngành dược hiện nay đang lỏng lẻo, thiếu sự liên kết giữa các ban ngành dẫn đến giá thuốc không thống nhất, và thật giả lẫn lộn. Nhà thuốc kim oanh sẽ giải đáp thuốc dorocardyl giá bao nhiêu? có tác dụng gì? có tốt hay không?
Thuốc dorocardyl là thuốc gì? có tác dụng gì?
Thuốc dorocardyl có tác dụng
- Thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp, các cơn đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành
- Điều trị loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất…),nhồi máu cơ tim
- Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong ngăn chặn chết đột ngột do tim, sau các cơn nhồi máu cơ tim cấp
- Sử dụng để điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày (2 – 4 tuần)
Thành phần của thuốc:
Mỗi viên thuốc dorocardyl có chứa:
- Propranolol hydrochlorid:…………………………………………40 mg
- Tá dược: Lactose, màu Tartrazin, màu Patent blue V, Natri croscarmellose, Microcrystallin cellulose PH101, Povidon K90, Magnesi stearat……………………….. vừa đủ 1 viên
- Bào chế dạng viên nén
- Đóng gói: Lọ 100 viên
Liều dùng và cách dùng
Dùng đường uống
Người lớn:
Điều trị tăng huyết áp: uống 80-160 mg, chia làm 2 lần trong ngày, trong trường hợp dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid thì bệnh nhân cần phải hiệu chỉnh liều dùng của từng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Điều trị đau thắt ngực:Liều khởi đầu 40 mg, 2 – 3 lần một ngày và sau đó tăng lên đến 120 – 240 mg/ngày,
Loạn nhịp tim: mỗi lần uống 10-30 mg, chia làm 3-4 lần trong ngày, dùng thuốc trước khi ăn và trước khi đi ngủ
Để phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân uống 80 mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần/ngày.
Điều trị đau nửa đầu: trước hết phải dò liều tùy thuộc vào từng cơ địa của người bệnh. Liều khởi đầu 80 mg/ngày, liều đạt hiệu quả điều trị thông thường là 80 – 240 mg/ngày, bệnh nhân có thể tăng liều dần dần để đạt hiệu quả tối ưu dự phòng đau nửa đầu
Suy mạch vành : mỗi lần uống 10-20 mg, chia làm 3-4 lần trong ngày.
Tác dụng phụ
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Trên tim mạch:
- Nhịp chậm đặc biệt là ở người bệnh đang dùng các thuốc digitalis, propranolol gây nhịp chậm nghiêm trọng ở người bệnh bị hội chứng Wolff – Parkinson – White.
- Gây suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất; hạ huyết áp; ban xuất huyết giảm tiểu cầu; giảm tưới máu động mạch thường là dạng Raynaud.
- Đối với bệnh nhân đau thắt ngực điều trị bằng propranolol khi dừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng tần suất, thời gian và mức độ nặng của cơn đau thắt
- Ở bệnh nhân cao huyết áp khi ngừng thuốc đột ngột cũng gây ra các triệu chứng như ngộ độc giáp, căng thẳng, lo lắng, ra mồ hôi quá mức, nhịp nhanh.
- Bệnh nhân tâm thần phân liệt: có thể bị hạ huyết áp khi tăng nhanh liều propranolol
Trên hệ thần kinh:
- Khi sử dụng thuốc propranolol kéo dài, liều cao dẫn đến 1 số tác dụng không mong muốn như: Đau đầu nhẹ, chóng mặt, dễ bị kích thích, giảm thính giác, rối loạn thị giác, ảo giác, mất ngủ, trầm cảm dẫn tới giảm trương lực.
Phản ứng dị ứng: Mẩn ngứa, ban đỏ, khô da, vảy, tổn thương vảy nến ở thân
Dày sừng ở da đầu, lòng bàn tay, gan bàn chân.
Dày móng, ấn lõm, và mất màu móng.
Tác dụng phụ trên hệ hô hấp: Co thắt phế quản, viêm họng, sốt kèm theo đau rát họng, co thắt thanh quản, viêm thanh quản, suy hô hấp cấp.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hoặc không giảm tiểu cầu.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón, đầy hơi.
ADR khác: Rụng tóc, khô mắt, liệt dương.
Propranolol có thể gây tăng urê huyết ở người bệnh mắc bệnh tim mạch nặng, tăng creatinin huyết
Đối tượng không nên dùng:
Qúa mẫn với propranolol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
Hội chứng Raynaud; nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 – 3; hen phế quản.
Suy tim sung huyết, t
Bệnh nhân co thắt phế quản
Không chỉ định propranolol trong trường hợp cấp cứu do tăng huyết áp.
Khi sử dụng phối hợp propranolol với các thioridazin: propranolol làm tăng nồng độ trong máu của thioridazin, làm kéo dài khoảng QT
Tương tác thuốc
Thuốc làm giảm hấp thu propranolol: thuốc kháng acid, ethanol
Khi sử dụng đồng thời theophylin và propranolol thì sẽ làm giảm sự thanh thải của theophylin.
Các thuốc cảm ứng enzym: Phenytoin, phenobarbital, rifampicin làm tăng sự thải trừ của propranolol
Thuốc tác dụng trên thần kinh giao cảm: Bị giảm tác dụng do đối kháng.
Các thuốc kháng muscarin và kháng cholinergic (atropin): Làm mất tác dụng làm chậm nhịp tim của propranolol.
Khi sử dụng đồng thời reserpin và propraolol: Làm giảm huyết áp, chậm nhịp nặng, chóng mặt, ngất, hạ huyết áp thế đứng, tăng nguy cơ gây trầm cảm.
Thuốc lợi tiểu: Tăng tác dụng hạ huyết áp của propranolol: Có lợi trong điều trị, phải chỉnh liều khi cần phối hợp.
Các thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril): làm tăng tác dụng hạ huyết áp, đặc biệt ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
Wafarin: Tăng sinh khả dụng của wafarin và tăng thời gian prothrombin.
Thuốc điều trị đái tháo đường: Tăng nguy cơ xuất hiện cơn hạ đường huyết.
Thuốc chống viêm không steroid: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
Dược động học:
Hấp thu:
- Được hấp thu gần như là hoàn toàn ở đường tiêu hóa
- Không có sự khác biệt về tỉ lệ hấp thu của hai đồng phân isomer của propranolol.
- Sinh khả dụng đường uống tăng ở các trẻ bị hội chứng Down.
Phân bố:
- Propranolol được phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể kể cả phổi, gan, thận, tim.
- Thuốc dễ dàng qua hàng rào máu – não, vào nhau thai và phân bố trong sữa mẹ
- Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương cao: trên 90 %
Chuyển hóa:
- Được chuyển hóa gần hoàn toàn ở gan; có ít nhất 8 chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu.
Thải trừ:
- Chỉ 1 – 4% liều dùng được thải qua phân dưới dạng không chuyển hóa và dạng chuyển hóa.
- Với bệnh nhân suy thận nặng, có sự tăng đào thải bù trừ qua phân.
- Được thải trừ không đáng kể bằng thẩm tách.
Thuốc dorocardyl có tốt hay không?
- Với những thông tin vừa cung cấp cho thấy thuốc có tác dụng tốt trong điều trị đúng bệnh, đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý thay đổi liều lượng dùng, dùng kết hợp với các loại thuốc khác.
Thuốc dorocardyl giá bao nhiêu?
- Thuốc dorocardyl có giá 350 000 đồng/hộp
Thuốc dorocardyl mua ở đâu?
- Thuốc dorocardyl có bán tại nhà thuốc Kim Oanh, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
- hotline: 0825570831 – 0584398618
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.