Trong bài viết ngày hôm nay nhà thuốc kim oanh sẽ cung cấp một số thông tin nhằm giải đáp cho bạn một số thắc mắc về thuốc patchell như: thuốc patchell là thuốc gì? giá bao nhiêu? có tác dụng gì? liều dùng như thế nào?… Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây
Thuốc patchell là thuốc gì?
- Thuốc patchell thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm, được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
- Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
- SĐK: VD-25950-16
Thuốc patchell có tác dụng gì?
Thuốc patchell dùng cho bệnh gì?
- Điều trị bệnh trầm cảm.
- Có tác dụng điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bệnh nhân bị rối loạn hoảng sợ.
- Rối loạn lo âu.
- Rối loạn sau sang chấn tâm lý.
- Rối loạn cảm xúc trước hành kinh.
Thành phần của thuốc patchell
Mỗi viên nén bao phim có chứa
- Paroxetin hydroclorid…………………. 20 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc patchell giá bao nhiêu?
- Thuốc patchell có giá: 700.000đ/hộp
Thuốc patchell mua ở đâu?
- Thuốc patchell có bán tại nhà thuốc Kim Oanh, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
- hotline: 0825570831 – 0584398618
Liều dùng và cách dùng
Cách dùng:
- Thuốc được dùng theo đường uống
- Thức ăn không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc, nhưng bệnh nhân cần lưu ý: nên uống thuốc ngay sau khi ăn xong để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa
Liều dùng:
Liều để điều trị trầm cảm người lớn:
- Khởi đầu với liều 20 mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng, tùy theo đáp ứng của từng người bệnh mà thay đổi liều duy trì để có thể đạt hiệu quả điều trị tối đa
- Thông thường để đạt được hiệu quả điều trị ổn định thường mất vài tuần sau khi dùng thuốc, nên không được tăng quá liều quy định, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ
Liều điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức ở người lớn:
- Khuyến cáo dùng liều khởi đầu là 1 viên 20 mg /ngày
- Nếu với liều đó bệnh nhân không đáp ứng thì có thể tăng thêm 10 mg cách nhau ít nhất 1 tuần cho đến khi đạt liều điều trị được khuyến cáo 40 mg/ngày.
- Lưu ý: không nên vượt quá liều 60 mg/ngày.
Điều trị hội chứng hoảng sợ ở người lớn:
- Liều bắt đầu khuyến cáo 10 mg/ngày
- Sau ít nhất 1 tuần điều trị có thể tăng liều lên 10 mg/ngày đến khi đạt liều điều trị được khuyến cáo 40 mg/ngày
- Sau khi bệnh nhân hết các triệu chứng bệnh, phải theo dõi thêm và phải điều trị trong một khoảng thời gian nhằm mục đích không để bệnh tái phát lại
Ám ảnh sợ xã hội:
- Chế độ liều khởi đầu được khuyến cáo là 20 mg/ngày, sau đó tăng mỗi tuần lên 10 mg, đến khi đạt liều 60 mg/ngày.
Điều trị rối loạn lo âu ở người lớn:
- Chế độ liều khởi đầu được khuyến cáo cho bệnh nhân là 20 mg/ngày , cứ mỗi tuần tăng lên 10 mg, đến khi đạt liều 50 mg/ngày thì dừng lại.
- Điều trị trong vòng ít nhất 8 tuần
Chứng rối loạn sau sang chấn tâm lý ở người lớn:
- Liều khuyến cáo 20 mg/ngày, theo dõi bệnh nhân: nếu không có dấu hiệu cải thiện tình trạng thì cứ mỗi tuần tăng thêm 10 mg cho đến khi đạt liều 40 mg/ngày
Đối tượng không nên dùng
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với paroxetin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc
- Không dùng thuốc này nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm IMAO, nếu trước đó có dùng thì phải cách nhau ít nhất 2 tuần
- Thận trọng đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc dễ gây buồn ngủ và làm giảm khả năng suy nghĩ, vận động
- Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi
- Thận trọng khi sử dụng paroxetin cho phụ nữ có thai và cho con bú
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc là người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi,
- Trên hệ thần kinh trung ương: Gây chóng mặt, làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng suy nghĩ
- Xuất hiện các ADR trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, có thể bị táo lỏng thất thường tùy vào từng bệnh nhân, cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng
- Gây ra tình trạng mờ mắt.
- Dùng thuốc cũng ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh như có thể dễ bị kích động, lo sợ, khi ngủ thường hay gặp phải ác mộng,
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
- Phản ứng ngoại tháp
- Phản ứng dị ứng trên da như mẩn ngứa, nổi ban đỏ
- Nhịp tim nhanh, rối loạn huyết áp, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
- Trên cơ xương khớp: có các biểu hiện như đau cơ, đau khớp.
- Các ADR trên hệ thận kinh như: Hưng cảm, lo âu, rối loạn vận động,
- Có thể bị xuất huyết tiêu hóa, nhưng số ca gặp phải tác dụng phụ này không nhiều
Dược động học
Hấp thu:
- Thuốc được hấp thu chậm, hoàn toàn qua đường uống
- Thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu của paroxetin
Phân bố
- Được phân bố rộng khi vào trong cơ thể
- Paroxetin có thể qua được cả hàng rào máu não, sữa mẹ
- Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương khá cao, khoảng 95 % nên dễ gây cạnh tranh vị trí gắn với thuốc khác, làm tăng nồng độ tự do và tăng tác dụng của các thuốc dùng cùng
Chuyển hóa
- Được chuyển hóa mạnh qua gan bởi hệ thống enzym CYP2D6, gây tương tác nếu dùng cùng các thuốc cũng chuyển hóa qua hệ enzym này
Thải trừ
- Thải trừ qua phân và nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa là chủ yếu, phần nhỏ còn lại được thải trừ ở dạng nguyên vẹn
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc patchell ?
Hãy đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Mọi thông tin chúng tôi cung cấp ở trên chỉ nhằm mục đích tham khảo, người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ
Vận chuyển toàn quốc, giao hàng tận nơi nhanh nhất – kiểm tra sản phẩm, thanh toán trực tiếp
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.