SƠ BỘ VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

giảo cổ lam

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) LÀ GÌ?

-TẠI SAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LẠI NGUY HIỂM?
-TIỂU ĐƯỜNG CÓ MẤY TYP?
-CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.
-CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG MÁY ĐO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.
-CÁC CÂY THUỐC NAM ĐÃ CÓ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÚP HỖ TRỢ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.
-CẦN CÓ KINH NGHIỆM HIỂU BIẾT ĐÚNG VỀ CÂY DƯỢC LIỆU CHUẨN HÓA.

1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin được sản sinh bởi tuyến tụy bị thiếu hay insulin bị rối loạn làm giảm hấp thụ glucose vào tế bào nhưng lại dư thừa ngoài tế bào. Biểu hiện bằng mức đường trong máu,nước tiểu luôn cao.

2. TẠI SAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LẠI NGUY HIỂM?

Do dư thừa Glucose trong máu nên sẽ gây ra việc máu đặc hơn,và ngọt hơn bình thường nên cũng gây ra rất nhiều các bệnh lý liên quan. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại tử,..

3. TIỂU ĐƯỜNG CÓ MÁY TYP?

Có 3 loại tiểu đường cơ bản.
Loại 1 (Typ 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Tiểu đường TYP I là tình trạng thiếu insulin tuyệt đối (nghĩa là tuyến Tụy không sản sinh ra Insulin để hấp thụ Glucose vào đường gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Typ 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Loại 3 (Typ 3)
Bệnh tiểu đường loại 3 (Bệnh tiểu đường thai ngén) thường xảy ra với phụ nữ trong giai đoạn mang bầu sinh con trong khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 chu kỳ thai kỳ. Sau đó sẽ biến mất và ít có triệu chứng lượng Glucose dư thừa trong máu sau khi phụ nữ sinh. trong giai đoạn này sẽ có tình trạng lượng đường trong nước tiểu hoặc trong máu của phụ nữ tăng cao. Tuy nhiên đây là loại TYP tiểu đường không gây nguy hiêm.

4. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

TYPE 1: Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại. và Tiểu nhiều do Glucose niệu kéo theo lợi niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường. Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
ngoài ra còn các triệu chứng như: Ăn nhiều:Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói, đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn; Uống nhiều:Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục; Gầy nhiều: Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.

5. CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Rối loạn hạ đường huyết
Nếu kết quả đo mức đường máu lúc đói < 70 mg/dl là có rối loạn hạ đường huyết, như kết quả đo 53 mg/dl là có thể bị hôn mê do hạ đường huyết.
Tiền đái tháo đường
Người có mức đường máu lúc đói từ >110 mg/dl được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói”. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ), nhưng cũng không được coi là “bình thường” vì theo thời gian, rất nhiều người người “rối loạn dung nạp đường khi đói” sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn.
Đái tháo đường
• Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
• Đường máu sau ăn (nghiệm pháp dung nạp Glucose sau khi ăn) hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Định lượng HbA1C
Ngoài các xét nghiệm này, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp việc chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong máu có thể gắn kết với hemoglobin (phần mang oxy) của hồng cầu để tạo nên một phức hợp gọi là HbA1c (Hemoglobin glycosylat). Một khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ HbA1c cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.

6. CÁC CÂY THUỐC NAM ĐÃ CÓ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỨNG MINH TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ.

 

a. Giảo cổ lam: Giảo cổ lam tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum,Tiếng dân tộc thường gọi là Dền Toòng là một trong những cây dược liệu Cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng rất lâu đời ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản,Ấn Độ,Trung Quốc,Triều Tiên… Đặc biệt ở Trung Quốc Giảo cổ lam còn có tên gọi khác như: Cỏ Trường Sinh, Cỏ Thần Kỳ, Ngũ Diệp Sâm (Sâm Năm Lá)…
Trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” của Trung Quốc, Giảo cổ lam được ghi nhận với nhiều kiểm chứng như: Ăn tốt,tiêu hóa tốt,ngủ tốt,da dẻ tốt,sức khỏe tốt,chống u,chống lão hóa,giảm căng thẳng…
Ngoài ra Giảo cổ lam cũng được ghi nhận là 1 trong những cây dược liệu giúp kéo dài tuổi thọ với những cá nhân dùng Giảo cổ lam thường xuyên. Có những câu chuyện sử sách ghi lại như Vị vua triều đại nhà Tần Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Hoa vì muốn có được sự bất tử,nên đã yêu cầu các ngự y triều đình phải tìm thuốc trường sinh bất tử. Và sử sách đã ghi lại việc các ngự y đã dùng Giảo cổ lam làm dược liệu chính để “Nấu” Linh Đơn dâng lên vị hoàng đế.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và đề tài khoa học cấp nhà nước về tác dụng tuyệt vời của cây CỎ TRƯỜNG SINH. Như đề tài của GS.TS Phạm Thanh Kỳ-nguyên hiệu trưởng trường đại học dược Hà Nội. Hay cuốn sách nghiên cứu lâm sàng của BS.Nguyễn Khánh Hòa và TS. Vũ Thị Thanh Huyền về Giảo cổ lam. Hay nghiên cứu của tác giảm Samer MEgalli,trường đại học Sydney,Úc công bố năm 2005.
Giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết,tăng bài tiết insulin và tăng sự nhạy cảm của tế bào với Insulin:
Các chất trong Giảo cổ lam không chỉ làm sạch các loại cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên các bệnh nhân ĐTĐ Typ II. Năm 2004,nhóm nghiên cứu Đào Văn Phan,Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Khánh Hòa (Viện dược liệu & Đại học y Hà Nội) đã kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển sàng lọc các cây thuốc và tìm ra 1 hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam có tác dụng kích ứng tạo Insulin và có là Phanoside (Theo tên nhà khó học Đào Văn Phan,người phát hiện ra hoạt chất mới). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy Phanoside đáp ứng với từng nồng độ Glucose khác nhau. Hoạt chất Phanoside giúp làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao, và không hề làm giảm đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở giới hạn bình thường.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu.Trylycerid,LDL (một loại cholesterol xấu trong máu) với các tỷ lệ: giảm 85% Tryglycerid trong máu, Cholesterol toàn phần giảm 44%, và LDL giảm 35%.

giảo cổ lam

 

b. Dây Thìa Canh:
Dây thìa canh, dây muôi hay lõa ti rừng (danh pháp hai phần: Gymnema sylvestre) là một loài cây thân thảo thuộc chi Lõa ti (Gymnema) họ Apocynaceae. cây được mô tả Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm.
Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
Trong tiếng Ấn gọi loại cây này là Gumar có nghĩa là – kẻ hủy diệt đường. Ở Việt Nam được biết đến là nhờ đến Tiến sỹ Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thì đến nay , Dây thìa canh đúng là cứu cánh cho người tiểu đường.
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 (Tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,… Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.
Thìa Canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là làm ổn định và kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể, nên là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và phòng chống được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra. Trong đó ghi nhận Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên. Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu. Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

c.Cây chóc máu.
Chóc máu hay chóp máu, chóp mào (danh pháp hai phần: Salacia chinensis), là một loài dây leo cao 1–2 m (Dạng sống cây bụi), cành nhỏ có cạnh, mặt dưới lá màu lục nâu; quả mọng, hình quả lê, chóp quả màu đỏ, thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
đây là cây phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các rừng thưa từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình qua Quảng Trị, Quảng Nam – Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Ðồng Nai tới Kiên Giang, An Giang. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
các đề tài như:
Rastogi et al., 1999,1: 357
Trường đại học Trung Quốc. Trung dược từ hải III, 1997, 219; Sastri et al., The Wealth of India IX, 1972; Ram Rastogi et al., Compendium of Indian Medianal Plants IX, 1972; Ram Rastogi — et al., Compendium of Indian Medicinal Plants I, 1991,356,111, 1999, 600

các thành phần hóa học trong cây bao gồm:
Rễ cây Chóc máu được kiểm định có các hoạt chất Leucopelargonidin,các Dimer và tetramer.
Vỏ rễ chứa 2 hoạt chất thuộc nhóm 1,3-diceton,chất béo,dulcitol,đặc biệt chứa Mangiferin,1-Friedelen-3-on,Friedelan-1,3-dion-7a-ol, phlobatanin và tanin Glycosid.
Thân chứa nhựa Gutta,Một Dimer của Leucopelargonindin,Lá chứa nhựa Gutta.
ngoài ra còn 1 số hoạt chất khác cũng được tìm thấy trong cây Chóc Máu.
Trong các hoạt chất trên hoạt chất Mangiferin được phân lập từ rễ cây chóc máu và một số loài Salacia khác như S.reticulata,S.Oblonga có tác dụng ức chế hoạt động của Alpha-Glucosidase là các enzyme chuyển hóa Carbohydrate (như sucrase,maltase,isomaltase,alpha-amylase) và aldose reductase. Trong đó Mangiferin ức chế Sucrase,isomaltase và aldose reducrase. Do ức chế alpha Glucosidase nên tinh bột và các đường đôi không chuyển thành đường đơn là Glucose để hấp thụ qua niêm mạc ruột vào máu nên Glucose huyết không tăng kết quả là Glucose huyết không tăng nghiều sau khi ăn, Mặt khác do lại ức chế Aldose Reductase nên giúp tham gia quá trình chuyển hóa Glucose đơn vào mô tế bào … do vậy tham gia cùng quá trình như một Receptor insulin chuyển hóa Glucose và các tế bào.
Ngoài ra theo kinh nghiệm các bài thuốc dân tộc trong dân gian việc uống và sắc nước uống rễ và thân cây Chóc Máu có tác dụng chống ĐTĐ rất tốt.

cây chóc máu

7. CẦN CÓ KINH NGHIỆM HIỂU BIẾT ĐÚNG VỀ CÂY DƯỢC LIỆU CHUẨN HÓA.

Trên thực tế có rất nhiều người có biết nghe đến các tác dụng của cây dược liệu,tuy nhiên do đặc điểm của nhiều loại cây thường có nhiều chi,nhiều loài khá giống nhau nên thường có sự nhầm lẫn hoặc cũng do ít đường mắt thấy tai nghe tường tận nên nhiều người dân hay thậm chí các đơn vị có phân phối về cây dược liệu đó cũng vẫn có thể có sự nhầm lẫn.

Như Giảo Cổ Lam ghi nhận ở Việt Nam có tới hơn 20 loài,và còn chưa kể có nhiều cây,dây leo có đặc điểm giống Giảo Cổ Lam. ví dụ như nhiều người dân có thể chọn lựa loại Giảo Cổ Lam 7 lá, hay loại có đặc điểm giống Giảo Cổ Lam của Nhật Bản theo ý kiến của một số đơn vị trồng cây dược liệu phát triển và vẫn bán trên thị trường thường nói là: “Tốt Lắm”… Tuy nhiên ở Việt Nam loại cây Giảo Cổ Lam 5 lá chính thống có đề tài của GS.TS Phạm Thanh Kỳ-Nguyên hiệu trường trường đại học Dược, mới được chứng nhận và kiểm chứng khoa học,còn các loài khác,có thể cũng sẽ tốt,tuy chỉ có điều chưa có đề tài kiểm chứng. Hay như cây Chóc Máu,hay Dây Thìa Canh cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây rất giống và do vậy việc Tiền Mất,Tật Mang vẫn có thể xảy ra khi chúng ta vẫn chưa có kiến thức đầy đủ về cây dược liệu chuẩn hóa.

Ngày viết:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *