Oxcarbazepin là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có tác dụng gì?

Động kinh là tình trạng bệnh lý gây ra do rối loạn chức năng thần kinh trung ương, gặp ở mọi lứa tuổi, là bệnh phải điều trị lâu dài và đều đặn, nếu điều trị sớm có khả năng hồi phục hoàn toàn. Điều trị bệnh động kinh chủ yếu là dùng thuốc. Hiện nay, có rất nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh, trong đó không thể không kể đến Oxcarbazepin. Vậy sử dụng thuốc ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân thì ta phải hiểu rõ được các thông tin về thuốc như tác dụng, chỉ đinh, chống chỉ định, tương tác thuốc,..

Oxcarbazepin là thuốc gì?

 

Oxcarbazepin  thuộc nhóm thuốc chống động kinh được dùng trong điều trị các cơn động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi, nó có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự như carbamazepin. Động kinh cục bộ là sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron thần kinh ở một bên bán cầu não, nếu như bình thường mỗi neuron chỉ nhận được vài xung động từ các neuron khác thì bây giờ mỗi neuron lại nhận được quá nhiều xung động từ các neuron khác dẫn tới rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới các cơn co giật, có hoặc không kèm theo cá biểu hiện bất thường khác như thay đổi cảm xúc, thay đổi cách nhìn, ngửi, mùi, vị,…..

Thuốc Oxcarbazepin giá bao nhiêu
Thuốc Oxcarbazepin giá bao nhiêu

Cơ chế tác dụng của Oxcarbazepin đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác và đầy đủ, tuy nhiên một số nghiên cứu điện sinh lý invitro cho thấy Oxcarbazepin giúp ổn định thần kinh trung ương bằng cách:

  • Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh chóng và phần lớn bị chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa là 10-monohydroxy (MHD) cũng có tác dụng dược lý như chất mẹ.
  • Bình thường, khi kênh ion Natri mở ra sẽ làm điện thế trong màng trở nên dương hơn, xuất hiện điện thế hoạt động có tác dụng dẫn truyền các xung động thần kinh, mà trong động kinh sự dẫn truyền này xảy ra một cách nhanh và quá mức.
  • Oxcarbazepin và chất chuyển hóa MHD có tác dụng chống co giật mạnh bằng cách ức chế kênh ion Natri, từ đó làm điện thể màng trong trở nên âm hơn, tế bào ở trạng thái ưu cực hơn, ức chế sự phóng điện lặp lại của các tế bào thần kinh
    và làm giảm sự dẫn truyền xung động quá mức qua khe sinap giúp ổn định màng tế bào thần kinh đang bị kích thích.
  • Ngoài ra, oxcarbazepin cũng được chứng minh là gây hoạt hóa kênh Kali và ức chế kênh Canxi, do đó làm cho điện thế màng trong âm hơn nữa, tăng tác dụng chống co giật của thuốc.

Oxcarbazepin được sản xuất bởi công ty Jubilant life Sciences Limited, khi lưu hành trên thị trường Việt Nam có số đăng kí là VN-17991-14.

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Thành phần của thuốc Oxcarbazepin

Mỗi viên nén bao phim bao gồm:

  • Oxcarbazepine…………………………………..300 mg.
  • Tá dược: Hypromellose (Pharmacoat 603), Cellulose vi tinh thể (Avicel pH 102), Crospovidone
    (Polyplasdone XL), Keo Silicon Dioxid khan (Aerosil 200), Magnesi stearat, vàng Opadry
    (03F82807)………………………………………………………………………………..vừa đủ 1 viên.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng thành hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Tác dụng của Oxcarbazepin

Với cơ chế phong bế kênh Natri trong dẫn truyền xung động thần kinh trung ương, Oxcarbazepin có tác dụng:

  • Làm giảm điện thế hoạt động ở màng sau synap, ức chế sự lan truyền của xung động thần kinh giúp ổn định màng tế bào thần kinh đang bị kích thích.
  • Chống co giật và các cơn co cứng – giật rung.
  • Ngoài ra, nó còn có tác dụng hoạt hóa kênh Kali và điều hòa hoạt động của các kênh Canxi điện thế cao.
    Thuốc Oxcarbazepine có tác dụng gì
    Thuốc Oxcarbazepine có tác dụng gì

Cách sử dụng

  • Oxcarbazepin là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Nên uống nguyên viên với nước, không bẻ gãy hay nghiền nát làm cho thuốc có mùi vị khó chịu khó uống.
  • Uống trước hoặc sau bữa ăn đều được do thức ăn  không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
  • Nên tập thói quen uống thuốc cố định vào các thời điểm trong ngày giúp ổn định nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Dùng thuốc liên tục, đều đặn, không được tự ý ngừng thuốc vì có nguy cơ các cơn co giật tái phát trở lại.
  • Trong trường hợp bệnh nhân quên liều, nên uống bổ sung liều đó càng sớm càng tốt, còn nếu đã gần đến liều kế tiếp thì bỏ qua và uống liều kế tiếp như kế hoạch, tuyệt đối không được uống gấp đôi liều dùng.
  • Có thể dùng đơn liều hoặc phối hợp với các thuốc chống động kinh khác để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn.
  • Khi mới bắt đầu dùng thuốc nên dùng từ liều thấp sau đó mới hiệu chỉnh liều dần dần để đạt được hiệu quả mong muốn.

Liều dùng

Liều dùng của Oxcarbazepin phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Đối với người lớn:

  • Nếu dùng thuốc đơn trị liệu: Liều ban đầu thường là uống 1 viên/ 1 lần, ngày uống 2 lần, sau đó có thể tăng dần liều mỗi 3 ngày thêm 1 viên, liều tối đa khuyến cáo là không quá 1200 mg/ ngày.
  • Nếu điều trị phối hợp nhiều thuốc với nhau: Liều ban đầu thường là uống 1 viên/ 1 lần, ngày 2 lần, sau đó có thể tăng dần liều mỗi tuần thêm 2 viên/ ngày đến khi đạt được hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên không được uống quá 1200 mg/ ngày.
  • Trong trường hợp bệnh nhân chuyển từ liệu pháp phối hợp sang đơn trị liệu: ban đầu nên uống 2 viên/ ngày, ngày chia làm 2 lần, đồng thời giảm dần liều của thuốc phối hợp cho đến khi ngừng hẳn khoảng 3-6 tuần.

Đối với trẻ em từ 4-16 tuổi:

  • Nếu dùng phối hợp với thuốc khác: liều ban đầu khuyền dùng là 8-10 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần trong ngày, sau đó có thể tăng liều đến khi đạt hiệu quả mong muốn phù hợp với từng bệnh nhân, tuy nhiên không vượt quá 600 mg/ ngày.
  • Khi chuyển từ dạng phối hợp sang đơn trị liệu: liều ban đầu cũng được khuyến cáo như trên, sau đó có thể tăng 5mg/kg/ngày mỗi 3 ngày một lần đến khi đạt được hiệu quả mong muốn trên lâm sàng.Thuốc sunoxitol là thuốc gì

Đối với trẻ 2-3 tuổi: hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho những đối tượng này, vì vậy nếu bắt buộc phải dùng thì nên sử dụng liệu pháp phối hợp: liều khuyên dùng ban đầu cũng là 8-10mg/kg/ngày, liều duy trì nên đạt được sau 2 tuần và tùy thuộc vào cân nặng của trẻ.

Đối với người già: cần hiệu chỉnh liều nếu chức năng thận suy giảm.

Đối với bệnh nhân suy thận ( có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút ): liều ban đầu khuyên dùng là 1 viên/ ngày, sau đó hiệu chỉnh liều dần dần dần đến liều tối đa quy định để đạt được hiệu quả. Thận trọng theo dõi nồng độ thuốc trong máu và các tác dụng không mong muốn trên người bệnh suy thận.

Đối với bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa: dùng liều như người lớn, không cần hiệu chỉnh liều.

Đến nay chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy gan nặng, vì vậy phải hết sức lưu ý và cân nhắc khi sử dụng cho những đối tượng này.

Oxcarbazepin có giá bao nhiêu?

Oxcarbazepin giá: Để biết thêm thông tin chi tiết về giá bán của Oxcarbazepin trên thị trường hiện nay bạn có thể nhắn tin hoặc  gọi điện theo số hotline. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn nhiệt tình cho bạn miễn phí 24/7 tất cả thông tin về thuốc mà bạn quan tâm.

Oxcarbazepin bán ở đâu?

  • Oxcarbazepin có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lương thì bạn nên lựa chọn các nhà thuốc uy tín để tìm mua.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mua oxcarbazepin qua trung tâm tư vấn sức khỏe – bacsimoinha bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện theo số hotline ở trên. Chúng tôi có giao hàng trên toàn quốc.

Quá liều và xử trí

  • Hiện nay, chưa có nhiều thông tin về quá liều Oxcarbazepin, tuy nhiên đã có những báo cáo về các triệu chứng quá liều gần giống tác dụng không mong muốn như ngủ gà, lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, nôn, đau bụng,….. và không thấy có biểu hiện độc tính nào nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị triệu chứng.
  • Trong trường hợp bệnh nhân chẳng may sử dụng quá liều, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng quá liều trên hãy thông báo cho bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp quá liều Oxcarbazepin, chủ yếu là điều trị triệu chứng hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ chức năng. Nếu cần có thể rửa dạ dày hoặc uống than hoạt để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc

  • Do thuốc có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương gây hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà, mất điều vận,… Vì vậy Oxcarbazepin được khuyến cáo không nên dùng cho những người đang lái xe hoặc vận hành máy móc, hoặc làm các công việc khác đòi hỏi sự tập trung cao như bác sĩ phẫu thuật, phi công, công nhân xây dựng,…ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân và những người xung quanh.

Oxcarbazepin có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

  • Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá chính xác về độ an toàn khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật đã chứng minh Oxcarbazepin làm tăng tỉ lệ quái thai đặc biệt trong giai đoạn hình thành nên các cơ quan của bào thai, tăng tác dụng không mong muốn trên mẹ, ở liều cao có nguy cơ gây chết lưu và giảm trọng lượng bào thai. Vì vậy, các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không dùng Oxcarbazepin cho phụ nữ có thai. Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc chống động kinh khác, thì hãy cân nhắc thật kĩ giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trước khi quyết định sử dụng thuốc, nếu bắt buộc phải dùng Oxcarbazepin thì phải hết sức thận trọng và sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nguy cơ gây quái thai ở người mẹ dùng thuốc chống động kinh đa liệu pháp lớn hơn là đơn trị liệu.
  • Oxcarbazepin và chất chuyển hóa của nó ( MHD)  có đi qua hàng rào niêm mạc biểu mô tuyến vú và bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy không nên dùng thuốc trong thời kì cho con bú hoặc ngừng nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong thời gian dùng thuốc.

Chỉ định

  • Điều trị động kinh cục bộ (có hoặc không kèm theo cơn co cứng- giật rung) ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi, dùng liệu pháp đơn trị liệu hoặc phối hợp các thuốc chống co giật khác.
  • Điều trị cơn động kinh toàn thể nguyên phát.
  • Phối hợp với các thuốc chống co giật khác để điều trị cho trẻ em 2-3 tuổi.

Chống chỉ định và thận trọng

  • Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi do chưa có đánh giá cụ thể về độ an toàn khi sử dụng thuốc cho những đối tượng này.
  • Khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, những người đang lái xe và vận hành máy móc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu có nguy cơ giảm Natri máu hoặc các thuốc chống viêm phi steroid, do làm tăng tác dụng hạ natri máu của Oxcarbazepin. Vì vậy cần kiểm tra nồng độ Natri trong máu trước sau sa khi dùng thuốc cho bệnh nhân để có biện pháp xử trí phù hợp.
  • Khuyến cáo không dùng cho những người suy gan và suy thận nặng do tăng nguy cơ tích lũy thuốc trong cơ thể gây độc.
  • Không được tự ý dừng thuốc và bỏ liều làm tăng nguy cơ xuất hiện lại các cơn co giật.
  • Muốn ngừng thuốc, phải giảm liều từ từ và có sự chỉ định của bác sĩ, khi bệnh nhân không xuất hiện một cơn động kinh nào trong vòng ít nhất 2 năm mới có thể xem xét việc ngừng thuốc. Nếu như sau khi ngừng thuốc cơn động kinh tái phát thì bệnh nhân lại phải tiếp tục điều trị.
  • Hạn chế hoặc không dùng rượu trong thời gian uống thuốc vì nó làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương.
  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với  carbamazepin trừ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Tác dụng không mong muốn của Oxcarbazepin

  • Trên thần kinh trung ương: thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất điều vận, các triệu chứng khác như kích động, lú lẫn, có suy nghĩ hoặc cảm giác, hành động bất thường, rối loạn ngôn ngữ, loạn nhịp tim, mất ngủ, sốt cũng có thể xảy ra tuy nhiên ít gặp hơn.
  • Trên hệ tiêu hóa: thường xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, ít gặp táo bón, tiêu chảy, khô miệng, giảm vị giác, viêm dạ dày và tăng cân.
  • Trên hệ cơ xương: hay gặp dáng đi bất thường, run cơ, các triệu chứng khác như yếu cơ, đau lưng, ngã, mất phối hợp động tác ít  gặp hơn.
  • Trên mắt: thường gặp rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu, song thị, ít gặp rối loạn điều tiết mắt hơn.
  • Trên tim mạch có thể gây giảm huyết áp, phù chân.
  • Trên hệ hô hấp: ít khi gặp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn vùng ngực, viêm mũi, viêm xoang, chảy múa cam.
  • Ngoài ra còn có một số tác dụng không mong muốn khác ít gặp như ban đỏ, nổi mụn, giảm natri huyết, rối loạn tiểu tiện.

Tương tác giữa Oxcarbazepin với các thuốc khác

  • Oxcarbazepin ức chế enzym CYP2C19, do đó khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác cũng  được chuyển hóa qua gan bởi enzym này như phenobarbital, phenytoin, sẽ làm tăng cao nồng độ các thuốc dùng cùng trong huyết tương dẫn tới tăng tác dụng không mong muốn.
  • Ngược lại, khi sử dụng Oxcarbazepin với các thuốc gây cảm ứng enzym chuyển hóa ở gan như carbamazepin, phenytoin, phenobarbital sẽ làm giảm nồng độ Oxcarbazepin trong huyết tương dó đó làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí không đạt được nồng độ tối thiểu có tác dụng.
  • Khi sử dụng Oxcarbazepin với các thuốc tránh thai đường uống estrogen-progestin sẽ làm giảm nồng độ các thuốc này trong huyết tương do nó cảm ứng enzym chuyển hóa của thuốc này ( thống qua 2 isozym CYP3A4 và CYP3A5). Vì vậy không nên dùng đồng thời 2 thuốc này với nhau do có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai gây có thai ngoài ý muốn.
  • Oxcarbazepin cảm ứng enzym chuyển hóa các thuốc chẹn kênh canxi như Felodipin, Verapamil thông qua 2 isozym  CYP3A4 và CYP3A5. Vì vậy nếu sử dụng đồng thời 2 nhóm thuốc này với nhau sẽ làm giảm nồng độ thuốc chẹn kênh canxi trong huyết tương, giảm hiệu quả điều trị.

Dược động học

Hấp thu:

  • Thuốc được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
  • Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.

Phân bố, chuyển hóa:

  • Thuốc được chuyển hóa ở gan tạo thành dẫn chất chuyển hóa vẫn có tác dụng chống động kinh 10- monohydroxy (MHD). MDH sau đó lại bị chuyển hóa bằng cách liên hợp với acid glucuronic.
  • MHD nhanh chóng được phân bố vào khắp các mô, cơ quan trong cơ thể
  • Tỉ lệ MHD liên kết với protein huyết tương khoảng 40%.
  • Oxcarbazepin và MHD qua được hàng rào nhau thai và có trong sữa mẹ.

Thải trừ:

  • Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa.
  • Nửa đời thải trừ của Oxcarbazepin trong huyết tương khoảng 2 giờ và của MHD khoảng 9 giờ.

 

 

 

 

 

 

Ngày viết:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *