Phamzopic – Thuốc điều trị mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu, kéo dài hơn

Mất ngủ  không còn là căn bệnh của người già, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn và gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân mất ngủ có thể xuất phát từ bệnh của cơ thể hoặc do căng thẳng, lo âu, stress quá mức hay do tác dụng phụ của các thuốc khác. Các chế phẩm hỗ trợ và điều trị chứng mất ngủ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Trong đó không thể không kể đến Phamzopic với thành phần là Zopiclone thuộc nhóm Cyclopyrrolon, được nhắc đến nhiều với công dụng giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ, tạo ra giấc ngủ sâu hơn, kéo dài hơn, nguy cơ lệ thuộc thuốc ít hơn các thuốc ngủ thuộc nhóm khác.

Để hiểu rõ hơn về thuốc ngủ Phamzopic và cách sủ dụng ra sao để đạt hiệu quả cao nhất, sau đây bacsimoinha sẽ cùng bạn tìm hiểu về công dụng, chỉ định, liểu dùng, tác dụng không mong muốn cũng như các tương tác thuốc cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

Phamzopic là thuốc gì?

Thuốc an thần phamzopic
Thuốc an thần phamzopic

Phamzopic là thuốc điều trị mất ngủ có thành phần hoạt chất là Zopiclone thuộc nhóm cyclopyrrolon, đây là hoạt chất duy nhất được phê duyệt trong nhóm này có tác dụng an thần gây ngủ được sử dụng trong lâm sàng, ít gây ra hiện tượng nhờn thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc.

  • Zopiclone là thuốc an thần gây ngủ thế hệ mới, có cấu trúc hóa học không giống với các thuốc an thần gây ngủ trước đây. Tuy nhiên các đặc tính dược lực học của nó được chứng minh là tương tự các thuốc nhóm Benzodiazepin. Chúng đều có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật.
  • Bình thường, khi cơ thể ở trạng thái kích thích, mất ngủ, lo âu,… sẽ tăng cường hoạt động của kênh GABA-CL làm cho kênh mở ra, ion CL- đi qua nhiều hơn làm nồng độ ion Cl- trong tế bào tăng lên, tế bào chuyển sang trạng thái ưu cực, từ đó giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đó là cơ chế điều hòa của cơ thể khi ở trạng thái kích thích, tuy nhiên nếu quá trình điều hòa này diễn ra quá chậm khiến cho người bệnh mất ngủ kéo dài thì bắt buộc phải phối hợp với thuốc an thần gây ngủ.
  • Nghiên cứu cho thấy Zopiclone giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu hơn và kéo dài hơn, cải thiện được tình trạng thức giấc trong khi ngủ. Mặc dù được chứng minh là tạo giấc ngủ nhanh nhưng lại không làm giảm tổng thời gian của giấc ngủ nghịch thường.
  • Cơ chế tác dụng của Zopiclone được biết đến thông qua việc tăng cường hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh GABA. Nó gắn vào vị trí khác của receptor GABA-Cl so với nhóm Benzodiapin. Đặc biệt, sự gắn thụ thể của zopiclone, không giống như các thuốc benzodiazepin, không phân biệt giữa GABA- A và GABA-B. Sau khi gắn với thụ thể GABA, nó sẽ làm cho kênh GABA-Cl mở ra, ion CL đi vào tế bào nhiều hơn làm tế bào ở trạng thái ưu cực cũng nhiều hơn. Do nó không phân biệt sự gắn giữa GABA-A và GABA-B nên tác dụng an thần gây ngủ trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Phamzopic được sản xuất bởi công ty Pharmascience, khi lưu hành trên thị trường Việt Nam có số đăng kí là VN-18734-15.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô tháng, tránh độ ẩm, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không quá 30 độ C.

Thành phần của thuốc Phamzopic

Mỗi viên nén bao gồm:

  • Zopiclone……………………………………………..7,5 mg.
  • Tá dược: …………………………………………… vừa đủ 1 viên.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, đóng thành hộp có 100 viên.

Mô tả hình dạng viên thuốc: màu xanh ngọc, hình thuôn, có rãnh chia ở giữa, một nửa in chữ Z, một nửa in số 7,5.

Tác dụng của Phamzopic

Với cơ chế tăng cường hoạt hóa chất dẫn truyền thần kinh GABA, Phamzopic có tác dụng:

  • Giúp người bệnh mất ngủ nhanh chóng đi vào giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu hơn, kéo dài hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ đầu giấc hay thức giấc trong khi ngủ.
  • Ngoài ra, nó còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu, giãn cơ và chống co giật.

Cách sử dụng

  • Thuốc Phamzopic là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Nên uống ngay trước khi đi ngủ do thuốc hấp thu nhanh vào hệ thần kinh trung ương.
  • Chỉ định dùng ngắn ngày, không nên dùng liên tục quá 7-10 ngày, do nguy cơ tích lũy thuốc. Trong trường hợp dùng 2-3 tuần thì người bệnh phải được kiểm tra tình trạng cơ thể thường xuyên.
  • Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất do thuốc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
    thuốc phamzopic giá bao nhiêu
    thuốc phamzopic giá bao nhiêu

Liều dùng thuốc ngủ phamzopic

Liều dùng của Phamzopic tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

  • Đối với người lớn: liều dùng thông thường là uống 1 viên/ ngày, ngay trước khi đi ngủ.
  • Đối với người già và người có sức khỏe suy yếu: khuyến cáo uống 1/2 viên/ ngày, tuy nhiên có thể xem xét tăng liều uống 1 viên/ ngày nếu như liều thấp không mang lại tác dụng mong muốn.
  • Đối với bệnh nhân có chức năng gan suy giảm hoặc bị suy hô hấp mạn tính: liều khuyến cáo như người cao tuổi, tuy nhiên cũng có thể tăng liều 1 viên/ ngày khi cần thiết, đồng thời theo dõi thận trọng các tác dụng không mong muốn trên người bệnh.

Quá liều và xử trí

  • Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều được quy định, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như: buồn ngủ, ngủ lịm, ngủ liên miên, lú lẫn, chóng mặt, mất hoặc giảm phản xạ, nhịp tim giảm, huyết áp giảm… hãy ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Trong trường hợp đã xuất hiện phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm nặng cần tiến hành theo dõi huyết áp, mạch, hô hấp và có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết để cải thiện chức năng sống cho người bệnh.
  • Nếu bệnh nhân ngộ độc chưa quá 6 giờ có thể rửa dạ dày để tăng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Sau đó, truyền dịch và đảm bảo thông khí tốt.
  •  Flumazenil là thuốc đối kháng đặc hiệu với thụ thể của Zopiclone, nó gắn vào receptor và làm mất hoạt tính của Zopiclone trên thần kinh trung ương. Do đó nó đươc coi là thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp quá liều Zopiclone và các thuốc tương tự.

Thuốc Phamzopic giá bao nhiêu?

  • Phamzopic giá: Để biết thêm thông tin chi tiết về giá bán của Phamzopic trên thị trường hiện nay, bạn có thể nhắn tin hoặc gọi điện theo số họtline. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ nhân viên sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn miễn phí 24/7.

Phamzopic bán ở đâu?

  • Phamzopic có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng thì bạn nên tham khảo các nhà thuốc uy tín để tìm mua.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể mua Phamzopic qua trung tâm tư vấn sức khỏe – bacsimoinha.com bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện theo số hotline ở trên. Chúng tôi có giao hàng trên toàn quốc và đảm bảo cung cấp cho bạn các loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Phamzopic giá
Phamzopic giá bao nhiêu?

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

  • Do thuốc có tác dụng an thần gây ngủ nên khả năng thuốc vẫn còn tồn dư trong cơ thể và gây tác dụng đến ngày hôm sau là không thể tránh khỏi. Vì vậy chỉ được lái xe và vận hành máy móc khi chắc chắn rằng sau khi uống thuốc ít nhất 12 giờ bệnh nhân không gặp bất kì một tác dụng không mong muốn nào liên quan đến thần kinh trung ương như buồn ngủ kéo dài, lơ mơ, mất tập trung,…
  • Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và những người xung quanh, tổ chức y tế vẫn khuyến cáo là không nên dùng Phamzopic cho những người đang lái xe và vận hành máy móc, hoặc những công việc đòi hỏi sự tập trung cao như xây dựng, phi công, bác sĩ phẫu thuật,…

Phamzopic có được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

  • Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác và đầy đủ về độ an toàn khi sử dụng Phamzopic cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, thuốc được báo cáo là có nguy cơ gây ra hội chứng cai thuốc ở trẻ sau khi sinh . Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ và cân nhắc thật kĩ giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trước khi quyết định dùng thuốc.
  • Phamzopic qua được hàng rào niêm mạc biểu mô tuyến vú và bài tiết vào sữa mẹ vì vậy trẻ bú mẹ có thể hấp thu một phần thuốc và gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Do đó khuyên người mẹ trong thời gian dùng thuốc không nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc không sử dụng thuốc trong thời kì này.
  • Tóm lại, Phamzopic được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Chỉ định của Phamzopic

  • Những người có rối loạn giấc ngủ do nguyên nhân tiên phát từ những bất thường của cơ thể như mất ngủ thoáng qua hay mất ngủ mạn tính,… hoặc nguyên nhân thứ phát do stress, căng thẳng hoặc do tác dụng của thực phẩm thực phẩm và tác dụng phụ của các thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng.
  • Những người bị mất ngủ, ngủ không sâu, giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc khi ngủ.
  • Điều trị mất ngủ bằng Phamzopic bằng liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất, khuyến cáo không dùng liên tục quá 7-10 ngày.

Chống chỉ định và thận trọng

  • Khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về độ an toàn khi sử dụng thuốc cho những đối tượng này.
  • Những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan, suy hô hấp, suy thận, có tiền sử bị nhươc cơ.
  • Những người có tiền sử bất thường khi sử dụng rượu và các thuốc hướng thần đối với thần kinh trung ương.
  • Người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ do thuốc càng làm nặng thêm tình trạng ức chế thần kinh trung ương gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người già do khả năng chuyển hóa và thải trừ của người già kém dễ gây nguy cơ tích lũy thuốc và thời gian tác dụng kéo dài có thể gây tác dụng phụ lơ mơ, ngã, lú lẫn nặng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người có bệnh trầm cảm do thuốc làm nặng thêm tình trạng này, đặc biệt nguy cơ quá liều ở những đối tượng này rất dễ xảy ra vì vậy chỉ nên kê cho bệnh nhân một lượng thuốc tối thiểu đủ dùng.
  • Trong thời gian dùng thuốc nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế các căng thẳng, stress, không sử dụng các thực phẩm có tác dụng ức chế thần kinh trung ương như rượu hay kích thích thần kinh trung ương như caffein làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Đối với những người bị mất ngủ do lệch múi giờ nên chuyển sang sử dụng Melatonin, tuy nhiên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn nhất định do thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên người bệnh như giảm khả năng sản xuất melatonin tự nhiên trong cơ thể, gây to vú ở nam giới, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, hoa mắt chóng mặt,…Tốt nhất là người bệnh nên điều chỉnh lịch trình làm việc cho phù hợp, ăn uống và sinh hoạt điều độ.
  • Đối với những người sử dụng thuốc kéo dài hơn so với khoảng thời gian được khuyên dùng, nếu muốn ngưng thuốc phải giảm liều từ từ. Do có thể gây ra hội chứng cai thuốc nếu ngừng đột ngột. Đặc biệt việc giảm liều cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử co giật, do tăng nguy cơ gây ra các cơ con giật tái phát.

Tác dụng không mong muốn của thuốc Phamzopic

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi sử dụng thuốc là xuất hiện vị đắng hay vị kim loại ở miệng do Phamzopic có thể bài tiết qua nước bọt.
  • Trên hệ thần kinh trung ương: thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, giảm tập trung, lú lẫn, bồn chồn, lo lắng, giảm hoặc mất phản xạ, nặng hơn là các triệu chứng trầm cảm, giảm trương lực cơ, nói khó, mất trí nhớ tạm thời… hiếm khi gặp ảo giác, ác mộng, giảm ham muốn tình dục, run cơ, chuột rút.
  • Trên tiêu hóa thường gặp tình trạng miệng có vị đắng, vị kim loại, khô miệng, lưỡi trắng, hơi thở có mùi hôi, chán ăn hoặc ăn nhiều, táo bón, ít khi gặp buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Trên tim mạch có thể xuất hiện đánh trống ngực nên thận trọng khi sửa dụng cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh,…
  • Trên hô hấp có thể gây ức chế hô hấp, khó thở, chảy nước mũi, khò khè hay có đờm trong cổ họng.
  • Trên da có thể xuất hiện ngứa, dị ứng, nổi mề đay, đỏ, sưng, phồng rộp, bong tróc da, tăng tiết mồ hôi sau khi dùng thuốc.
  • Ngoài ra còn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như giảm thị lực, ngứa mắt, chảy nước mắt, sút cân
  •  Đôi khi các xét nghiệm bị ảnh hưởng khi dùng thuốc bao gồm tăng AST, ALT hoặc phosphatase kiềm.

Tương tác giữa Phamzopic 7,5mg và các thuốc khác

Nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng để có sự điều chỉnh phù hợp tránh xảy ra các tương tác thuốc dẫn tới  tăng tác dụng không mong muốn hoặc giảm hiệu quả điều trị.

  • Khi sử dụng Phamzopic 7,5mg đồng thời với các thuốc có tác dụng làm ức chế  thần kinh trung ương khác như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, co giật, thuốc chống loạn thần, thuốc giảm đau gây ngủ, thuốc mê,… do chúng có tác dụng hiệp đồng trên thần kinh trung ương dẫn tới các tác dụng không mong muốn trầm trọng hơn.
  • Các thuốc ức chế enzym chuyển hóa CYP 3A4 như kháng sinh erythromycin, clarthromycin, nhóm thuốc azol chống nấm nhưketoconazole, itraconazole và ritonavir,…làm tăng nồng độ của Phamzopic trong huyết tương do thuốc được chuyển hóa qua gan bởi enzym này, do đó gây tích lũy thuốc trong cơ thể gây độc. Khi sử dụng đồng thời phải thận trọng theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương để hiệu chỉnh liều cho phù hợp.
  •  Ngược lại, các thuốc cảm ứng enzym CYP 3A4 như rifampicin, carmabazepin, phenobarbital, phenytoin,… làm tăng khả năng chuyển hóa của Phamzopic do đó nồng độ thuốc trong huyết tương giảm, giảm tác dụng an thần gây ngủ. Cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu để hiệu chỉnh liều phù hợp.
  • Rượu làm tăng tác dụng an thần gây ngủ của thuốc do ức chế thần kinh trung ương, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, vì vậy khuyên bệnh nhân trong thời gian sử dụng thuốc hạn chế uống rượu bia.
  • Khi sử dụng phối hợp Phamzopic với các thuốc nhóm Benzodiazepin hoặc các thuốc giảm đau gây ngủ khác có thể làm tăng tác dụng sảng khoái và tăng nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Dược động học

Hấp thu:

  • Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường uống. Sinh khả dụng F=75%.
  • Thuốc đạt nồng độ đỉnh 2 giờ sau khi uống.
  • Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.

Phân bố:

  • Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương thấp.
  • Sau khi uống, thuốc nhanh chóng phân bố vào hệ thống mạch máu của cơ thể.
  • Thuốc có phân bố vào sữa mẹ.

Chuyển hóa:

  • Phamzopic được chuyển hóa ở gan bởi enzym CYP 3A4 tạo thành 2 chất chuyển hóa chính là zopiclon N-oxyd có hoạt tính và desmethyl- zopiclon không có hoạt tính.
  • Khoảng 4-5% thuốc được thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu.

Thải trừ:

  • Chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu 75%, ngoài ra nó còn được thải trừ qua phân 16%, và một phần nhỏ thải trừ qua nước bọt là nguyên nhân gây vị đắng ở miệng.
  • Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3,5-6,5 giờ.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp nhằm giúp bạn sử dụng thuốc an toàn và hiệu qủa hơn, nếu đang còn những thắc mắc chưa được giải đáp thì bạn có thể nhắn tin hoặc liên hệ hotline để được dược sĩ tư vấn

THÔNG TIN TRONG BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, VIỆC DÙNG THUỐC CỦA BẠN PHẢI TUÂN THEO SỰ HƯỚNG DẪN NHƯ BÁC SĨ ĐÃ CHỈ ĐỊNH.

Ngày viết:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *