Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có tính mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ, giác quan, hành vi. Bệnh nhân thường dần trở nên sa sút, mất khả năng lao động và thường có tuổi thọ thấp hơn người bình thường. Tuy nhiên, tâm thần phân liệt có thể chữa khỏi được bằng thuốc kết hợp với hỗ trợ điều trị tâm lí xã hội. Một trong số các thuốc điều trị tâm thần phân liệt là Risperidon. Tuy nhiên, người dùng cần phải biết rõ những thông tin cần thiết về thuốc để có thể sử dụng thuốc hợp lí, an toàn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những đặc điểm của thuốc Risperidon nhằm hỗ trợ người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc.
Risperidon là thuốc gì?
Thuốc Risperidon có chứa thành phần mang hoạt tính là risperidon. Hiện tại, cơ chế tác dụng của risperidon vẫn chưa sáng tỏ. Thuốc được cho là tác động đối kháng lên các thụ thể của dopamin và serotonin. Ở người bị loạn thần, dopamin đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện triệu chứng. Sự đối kháng tác dụng của risperidon lên các thụ thể trên làm bệnh nhân gây ra các tác dụng của thuốc trên các bệnh về tâm thần.
Thuốc được sản xuất bởi Công ti TNHH Hasan – Dermapharm. Thuốc được đưa ra thị trường dưới số đăng kí VN-32395-19.
Thành phần có trong thuốc
Thuốc Risperidon được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng hộp theo các loại 3 vỉ x 10 viên, 5 vỉ x 10 viên hoặc 10 vỉ x 10 viên.
Thành phần cho mỗi viên thuốc chứa:
Risperidon:…………………………………………..2 mg.
Tá dược vừa đủ:………………………………….1 viên.
Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát tại nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời.
Thuốc Risperidon sử dụng trong những bệnh nào?
Thuốc được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt.
Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong các bệnh liên quan đến thần kinh như:
- Cơn hưng cảm vừa đến nặng trong rối loạn lưỡng cực.
- Điều trị ngắn ngày cho một số trường hợp Alzheimer vừa đến nặng. Thuốc dùng điều trị cơn hưng phấn, hung hăng ở người bị Alzheimer khi bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc và có khả năng gây thương tích cho bản thân hay người khác.
- Điều trị ngắn ngày cho một số trường hợp tự kỉ ở trẻ em.
Cách sử dụng thuốc Risperidon
Cách dùng
Đây là thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc phải có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc.
Thuốc có thể dùng kèm với bữa ăn hoặc uống xa bữa ăn. Tuy nhiên, KHÔNG nên uống thuốc cùng với các đồ uống: trà, nước coca cola, đồ uống có cồn. Nếu sử dụng cho trẻ em, có thể cho trẻ uống thuốc cùng với nước, nước cam hoặc sữa ít chất béo.
Liều dùng
Trong điều trị loạn thần
- Liều cho người lớn:
- Chế độ liều 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày.
- Liều khởi đầu 2 mg/ngày, chia theo chế độ liều. Nếu cần có thể tăng lên 4 mg/ngày vào ngày thứ 2 của đợt điều trị. Giữ nguyên liều khi đạt đến mức liều phù hợp.
- Thông thường, các bệnh nhân thích hợp với mức liều 4 – 6 mg/ngày.
- Ở một số bệnh nhân, giai đoạn dò liều có thể cần kéo dài. Liều khởi đầu có thể thấp hơn.
- Từ mức liều trên 10 mg/ngày, tác dụng không tăng thêm nhiều. Hơn nữa, bệnh nhân dễ gặp các tác dụng phụ hơn.
- Mức liều trên 16 mg/ngày chưa có bằng chứng chứng minh an toàn, KHÔNG khuyến cáo dùng.
- Liều cho người cao tuổi: khuyến cáo dùng liều khởi đầu 0,5 mg x 2 lần/ngày. Liều có thể tăng lên đến 1 – 2 mg x 2 lần/ngày.
- Liều cho trẻ em: chưa rõ hiệu quả của thuốc. KHÔNG nên dùng thuốc để điều trị loạn thần cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Trong điều trị cơn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực
- Liều cho người lớn:
- Chế độ liều 1 lần/ngày.
- Liều khởi đầu 2 mg/ngày. Nếu cần chỉnh liều, nên chỉnh sau ít nhất 1 ngày, tăng 1 mg mỗi lần chỉnh. Liều có thể dao động từ 1 – 6 mg/ngày tùy theo mức độ đáp ứng và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
- Mức liều trên 6 mg/ngày chưa được nghiên cứu.
- Cần đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thuốc để xem có nên sử dụng tiếp hay không.
- Liều cho người cao tuổi: khuyến cáo dùng liều khởi đầu 0,5 mg x 2 lần/ngày. Liều có thể tăng lên đến 1 – 2 mg x 2 lần/ngày. Cần thận trọng khi sử dụng.
- Liều cho trẻ em: chưa rõ hiệu quả của thuốc. KHÔNG nên dùng thuốc để điều trị hưng cảm cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Trong điều trị cơn hung hăng ở người bị Alzheimer
- Khuyến cáo dùng dạng dung dịch uống.
- Liều khởi đầu 0,25 mg x 2 lần/ngày. Nếu cần chỉnh liều, nên chỉnh sau ít nhất 2 ngày, tăng 0,25 mg với mỗi liều cho mỗi lần chỉnh (tăng 0,5 mg/ngày).
- Liều tối ưu là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Một vài bệnh nhân có thể dùng liều 1 mg x 2 lần/ngày.
- Trong suốt đợt điều trị, cần đánh giá hiệu quả xem bệnh nhân có nên tiếp tục dùng thuốc hay không.
- KHÔNG sử dụng kéo dài quá 6 tuần.
Trong điều trị rối loạn hành vi
- Trẻ em từ 5 – 18 tuổi:
- Nặng từ 50 kg trở lên:
- Liều khởi đầu 0,5 mg x 1 lần/ngày. Nếu cần chỉnh liều, nên chỉnh sau ít nhất 2 ngày, tăng 0,5 mg với mỗi lần chỉnh.
- Liều tối ưu là 1 mg x 1 lần/ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân khác nhau có thể tương thích với các mức liều khác nhau dao động từ 0,5 mg x 1 lần/ngày đến 1,5 mg x 1 lần/ngày.
- Nặng dưới 50 kg:
- Khuyến cáo dùng dạng dung dịch uống.
- Liều khởi đầu 0,25 mg x 1 lần/ngày. Nếu cần chỉnh liều, nên chỉnh sau ít nhất 2 ngày, tăng 0,25 mg với mỗi lần chỉnh.
- Liều tối ưu là 0,5 mg x 1 lần/ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân khác nhau có thể tương thích với các mức liều khác nhau dao động từ 0,25 mg x 1 lần/ngày đến 0,75 mg x 1 lần/ngày.
- Trong suốt đợt điều trị, cần đánh giá hiệu quả xem bệnh nhân có nên tiếp tục dùng thuốc hay không.
- Nặng từ 50 kg trở lên:
- Trẻ em dưới 5 tuổi: KHÔNG khuyến cáo sử dụng.
- Trên các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận: Các thông số của thuốc bị thay đổi ở nhóm bệnh nhân này. Do đó, thuốc cần được sử dụng một cách thận trọng. Với mọi chỉ định, giảm liều khởi đầu và liều duy trì xuống còn một nửa. Đồng thời, việc dò liều cần được tiến hành chậm hơn.
Quá liều và xử trí
Các triệu chứng khi quá liều đã được báo cáo bao gồm: buồn ngủ, nhịp nhanh, hạ huyết áp, các triệu chứng của hội chứng ngoại tháp (gồm có: run các chi, các cơ co thắt, cảm giác bồn chồn, rối loạn vận động), co giật, kéo dài khoảng QT.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho thuốc Risperidon. Xử trí bao gồm:
- Duy trì hô hấp, đảm bảo thông khí cho bệnh nhân.
- Uống than hoạt hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm hấp thu thuốc. Chỉ dùng những biện pháp trên nếu bệnh nhân uống thuốc trước đó dưới 1 giờ.
- Theo dõi các chỉ số tim mạch, điện tâm đồ.
- Nếu có tụt huyết áp, trụy mạch: truyền dịch tĩnh mạch hoặc sử dụng thuốc cường giao cảm.
- Nếu có các triệu chứng nặng của hội chứng ngoại tháp: sử dụng thuốc kháng cholinergic.
- Theo dõi bệnh nhân đến khi hồi phục.
Thuốc Risperidon giá bao nhiêu?
Để biết giá của thuốc Risperidon: liên hệ hotline 0584398618 hoặc 0825570831 để được tư vấn 24/7.
Hiện nay giá bán trên thị trường đang giao động xung quanh mức gía mà chúng tôi đưa ra. Mỗi cơ sở y tế và nhà thuốc sẽ có sự chênh lệch nhỏ khác nhau.
Lưu ý: khi mua bất kì thuốc nào bạn cũng cần kiểm tra kĩ tem, hạn dùng và các thông tin của thuốc được in trên bao bì. Chữ ở trên bao bì phải được in rõ ràng, đậm,…
Thuốc Risperidon bán ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc Risperidon ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên việc mua và sử dụng thuốc phải theo đơn điều trị của bác sĩ.
Bạn cũng có thể mua thuốc qua Trung tâm tư vấn sức khỏe – bacsimoinha.com bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện vào hotline 0584398618 hoặc 0825570831.
Có dùng được thuốc Risperidon cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Chưa có đủ dữ liệu về sử dụng Risperidon trên phụ nữ có thai. Các nguy cơ của thuốc trên phụ nữ mang thai còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc Risperidon trong ba tháng cuối của thai kì có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc như hội chứng ngoại tháp hoặc hội chứng cai thuốc với mức độ nặng tùy từng trẻ. Do đó, trẻ sơ sinh cần được theo dõi cẩn thận. Nhìn chung, phụ nữ có thai KHÔNG nên sử dụng Risperidon trừ khi thực sự cần thiết. Nếu ngừng điều trị, thuốc cần được giảm liều từ từ, KHÔNG ngừng đột ngột.
Thuốc có bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Tuy nhiên chưa có dữ liệu cho thấy thuốc ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Trước khi sử dụng thuốc, cần cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú với nguy cơ tiềm ẩn của thuốc lên trẻ.
Tác dụng phụ của thuốc Risperidon
Các tác dụng phụ rất thường gặp của Risperidon là những tác động lên thần kinh trung ương, bao gồm: hội chứng Parkinson, buồn ngủ, đau đầu, mất ngủ.
Các tác dụng phụ khác bao gồm:
- Liên quan nhiễm trùng: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, nhiễm trùng tiết niệu, viêm bàng quang,…
- Nội tiết: hạ PRL máu,…
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng cân, thèm ăn, chán ăn, tăng đường huyết, tăng cholesterol máu,…
- Tâm thần: rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, hưng cảm,…
- Thần kinh trung ương: rối loạn trương lực cơ, chóng mặt, run,…
- Mắt: nhìn mờ, viêm kết mạc, sợ ánh sáng, khô mắt, tăng tiết nước mắt,…
- Tim mạch: tim nhanh, rung nhĩ, block nhĩ thất, kéo dài khoảng QT, tăng hoặc hạ huyết áp,…
- Hô hấp: khó thở, đau họng, ho,…
- Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy, khô miệng,…
- Da: ngứa, phát ban,…
- Cơ – xương – khớp: đau cơ, co thắt cơ,…
- Tiết niệu: tiểu không tự chủ, khó tiểu, bí tiểu,…
- Sinh dục: rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục,…
Ngoài ra, chất chuyển hóa có hoạt tính của risperidon là paliperidon cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn có thể kể đến như: nhịp tim nhanh tư thế đứng, huyết khối tĩnh mạch, tăng cân,…
Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ trên các cơ quan khác nhau. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu thấy gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc để được hỗ trợ.
Ảnh hưởng của Risperidon đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Risperidon có thể làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán, vận động của người dùng. Do đó, bạn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc cho đến khi biết chắc rằng thuốc không gây ảnh hưởng đến mình.
Chống chỉ định của thuốc Risperidon
Chống chỉ định Risperidon trên các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của thuốc Risperidon với các thuốc và chế phẩm khác
Thông báo với bác sĩ về các thuốc bạn đang sử dụng và đã sử dụng gần đây để có thể tránh được những tương tác gây ảnh hưởng đến cơ thể và quá trình điều trị.
Thuốc có khả năng gây kéo dài khoảng QT khi dùng cùng với các thuốc: thuốc chống loạn nhịp tim (quinidin, procainamid, amiodaron,…), các thuốc chống trầm cảm ba vòng và bốn vòng (amitriptylin, maprotilin,…), các thuốc kháng histamin, các thuốc chống loạn thần khác, các thuốc trị sốt rét (quinin, mefloquin,…), các thuốc gây mất cân bằng điện giải và các thuốc ức chế chuyển hóa risperidon ở gan.
Thuốc có nguy cơ gây nên các biểu hiện an thần, buồn ngủ khi dùng cùng với: đồ uống có cồn, các thuốc giảm đau gây nghiện (morphin,…), các thuốc kháng histamin (clorpheniramin,…), các thuốc benzodiazepin (diazepam, nitrazepam,…).
Thuốc đối kháng tác dụng của levodopa và các chất chủ vận dopamin. Nếu buộc phải dùng cùng, đặc biệt khi bệnh nhân đang điều trị Parkinson giai đoạn cuối, cần kê liều thấp nhất có hiệu quả điều trị.
Sử dụng thuốc Risperidon đồng thời với một vài thuốc như các thuốc azol kháng nấm dùng toàn thân (clotrimazol, itraconazol,…) có thể làm tăng nồng độ của risperidon trong máu. Điều này tăng khả năng gây ra các tác dụng phụ của risperidon lên cơ thể. Ngược lại, sử dụng một vài thuốc như carbamazepin, rifampicin,… có thể làm giảm nồng độ của risperidon trong máu, làm giảm tác dụng điều trị của risperidon.
Nhìn chung, Risperidon tương tác với rất nhiều thuốc. Cần chú ý khi sử dụng Risperidon để đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị, tránh những tác hại có thể gây ra trên bệnh nhân.
Dược động học của thuốc Risperidon
Hấp thu: Risperidon hấp thu tốt qua đường uống. Sinh khả dụng đạt 70 % và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau 1 – 2 giờ. Thuốc đạt nồng độ ổn định trong cơ thể sau 1 ngày sử dụng.
Phân bố: Thuốc phân bố nhanh. Thể tích phân bố 1 – 2 L/kg. Cả thuốc và chất chuyển hóa đều liên kết với protein huyết tương với tỉ lệ tương ứng là 90 % và 77 %.
Chuyển hóa và thải trừ: Risperidon chuyển hóa qua gan bởi nhiều hệ enzym. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở cả dạng còn hoạt tính và không còn hoạt tính, một phần nhỏ thải trừ qua phân. Risperidon có thời gian bán thải 3 giờ, nhưng chất chuyển hóa có hoạt tính của nó có thời gian bán thải lên đến 24 giờ.